Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay có rất nhiều trường đại học lớn; nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, không phải người nào cũng hiểu rõ về bản chất của trường đại học là gì? Thông tin bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí cho mọi người được hiểu rõ về vấn đề này, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Contents
Giải thích Đại học là gì?
Đại học là gì? Trường Đại học, học viện (về sau đã được gọi chung đó là trường đại học). Đây chính là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo đúng Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi năm 2018.
Những đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sự mạng cũng như nhiệm vụ chung. Chung quy lại cho thấy đại học là tập hơn rất nhiều cơ sở giáo dục đại học đào tạo. Vì vậy, đại học có thể sẽ bao gồm rất nhiều trường đại học, một số những cơ sở giáo dục đại học khác.
Ở Việt nam một số đại học, đơn cử gồm có: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,…
Tìm hiểu điều kiện để chuyển từ “trường đại học” lên “đại học”
Một số những thông tin do one-10.com chia sẻ ở trên chắc các bạn cũng đã hiểu rõ về hệ đại học là gì. Vậy điều kiện để theo học đại học sẽ như thế nào?
Theo như Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số các điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012, nhằm chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường cần phải đáp ứng 4 điều kiện cụ thể như sau:
- Trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học từ phía tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.
- Trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất là 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.
- Trường cần phải ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp – với đại học công lập, còn đối với trường tư thục thì cần đến sự đồng thuận của phía nhà đầu tư đại diện ít nhất là 75% tổng số người, đại diện góp vốn.
- Trường sẽ xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do những trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó sẽ xác định mục tiêu và sứ mạng chung. Bên cạnh đó, làm rõ từng quy định về tổ chức, tài sản, tài chính và những nội dung khác liên quan (nếu có).
Tại Việt Nam, bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và 3 đại học vùng đó là Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên. Hiện nay, có thêm Đại học Bách khoa Hà Nội được gọi là “đại học” thay vì “trường đại học”.
Vậy, Đại học quốc gia là gì?
Đại học quốc gia chính là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao và được phía Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong những hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia sẽ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, của các bộ, ngành khác và Ủy ban Nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Theo đó, đại học quốc gia được làm việc trực tiếp cùng với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Đại học quốc gia. Những khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia sẽ báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề có liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.
Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Chủ phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cũng như về quyền hạn của Đại học quốc gia.
Tìm hiểu về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Những trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm có:
- Trình độ đại học;
- Trình độ thạc sĩ;
- Trình độ tiến sĩ.
Hình thức đào tạo để cấp văn bằng những trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm có:
- Chính quy;
- Vừa làm vừa học;
- Đào tạo từ xa.
Theo đó, việc chuyển đổi giữa từng hình thức đào tạo sẽ được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.
Cơ sở giáo dục đại học sẽ được tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận hợp lý đối với ngành/ lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Phía Chính phủ cũng quy định trình độ đối với một số các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Kết luận
Toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về khái niệm đại học là gì. Để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác, quý độc giả hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang này nhé!